-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Phương pháp học tiếng Đức dễ dàng và hiệu quả để đạt trình độ B1
Trung tâm Dạy học tiếng Đức uy tín tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hotline: 0842886161. Tiếng Đức là ngôn ngữ của hầu hết dân cư trong cộng đồng Châu Âu. Tính đến nay nó được xếp vào là một trong mười ngôn ngữ quan trọng nhất trên thế giới. Do vậy học tiếng Đức mang lại rất nhiều cơ hội nghề nghiệp tương lai cho các bạn trẻ.
Tiếng Đức hiện nay đang dần trở thành một ngôn ngữ phổ biến tại Việt Nam sau tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Trung. Bởi nhu cầu đi du học của các bạn trẻ tại Việt Nam ngày một tăng, đặc biệt là du học cấp 3 tại Đức, du học Đại học Đức và Du học nghề Đức. Trong đó phải kể đến hai ngành du học nghề Đức hiện đang hot là ngành du học nghề Điều Dưỡng Đức và du học nghề Nhà hàng - Khách sạn tại Đức.
Tham khảo: Học tiếng Đức tại uy tín Hà Nội, Học tiếng Đức uy tín tại Thanh Hóa, Học tiếng Đức uy tín tại Hải Phòng, Học tiếng Đức uy tín tại Hải Dương, Học tiếng Đức uy tín tại TP Hồ Chí Minh, Học tiếng Đức uy tín tại Nghệ An, Học tiếng Đức tại uy tín Nam Định
Để đạt đủ yêu cầu theo các chương trình đào tạo tại Đức thì học viên phải có tối thiểu trình độ tiếng Đức B1 tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo thông tin dưới đây.
I. Những lý do khiến bạn nhất định nên học tiếng Đức?
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 3 triệu người đến từ những quốc gia nói tiếng Đức. Hiện nay có rất nhiều công ty có những người nói tiếng Đức đầu tư vào Việt Nam. Nếu bạn biết tiếng Đức sẽ có nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, giao lưu văn hóa... Không những vậy, nước Đức là một trong những điểm đến lý tưởng của các bạn sinh viên Việt Nam trong con đường xuất khẩu lao động và du học. Và tiếng Đức là một trong những điều kiện quan trọng giúp các bạn thực hiện ước mơ du học Đức, sinh sống và làm việc tại đây.
Ngoài ra, Đức chính là quê hương của các chiến binh xe hơi nổi tiếng trên thế giới, là quê hương của các câu chuyện cổ tích thần thoại, là ngôn ngữ quan trọng để nghiên cứu khoa học kỹ thuật, là ngôn ngữ được nhiều người ở Tây Âu theo học,… Do đó nếu bạn muốn khám phá những thú vị về văn hóa của mảnh đất này thì bắt buộc phải học tiếng Đức.
II. Học tiếng Đức bao gồm những trình độ như thế nào?
Trình độ tiếng Đức A1
Trình độ tiếng Đức A1 là trình độ thấp nhất trong cấp độ của tiếng Đức, dành cho các bạn học viên bắt đầu học (vỡ lòng). Để có thể học được tiếng Đức ở những trình độ cao hơn thì bắt buộc mỗi học viên phải trải qua giai đoạn này. Trong cấp độ này, các bạn sẽ được học những kiến thức cơ bản nhất về ngữ pháp và từ vựng. Từ đó có thể nói và hiểu được những nội dung đơn giản trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những người học ở cấp độ này chưa thể diễn đạt lời nói một cách thành thạo và cũng không thể diễn đạt hết được những suy nghĩ của bản thân với người đối diện. Tuy nhiên học tốt bậc học này sẽ giúp các bạn xây dựng được cho mình một nền móng vững chắc để xây lên tòa tháp tiếng Đức mỹ mãn.
Tiếng Đức ở trình độ A2
Tiếng Đức ở trình độ A2 là cấp độ thứ hai trong ngôn ngữ tiếng Đức, dành cho các bạn học viên đã biết tiếng Đức. Kiến thức cơ bản các bạn phải đạt được trong cấp độ này là diễn đạt được những tình huống xảy ra trong trong cuộc sống một cách mạch lạc, có thể hỏi và trả lời được các câu có cấu trúc ngữ pháp đầy đủ. Người học cũng có thể sử dụng được những câu ngữ pháp ở mức độ phức tạp. Đây cũng là giai đoạn quan trọng giúp tạo nên nền tảng kiến thức Đức vững chắc.
Tiếng Đức ở trình độ B1
Tiếng Đức ở trình độ B1 là cấp độ ngôn ngữ ở bậc thứ 3 của tiếng Đức, cho phép người học có thể sử dụng được ngôn ngữ một cách độc lập. Có nghĩa là người học có thể hiểu được các thông tin cơ bản về những trao đổi trong các tình huống cụ thể, có thể tham gia giao tiếp được trong nhiều chủ đề khác nhau. Không những vậy, người học còn có thể thuyết trình được những bài ngắn và đơn giản. Tiếng Đức cấp độ B1 cho phép học viên có thể giao tiếp một cách dễ dàng, Học viên có thể sử dụng được các cấu trúc câu có tính phức tạp, sử dụng các câu thành ngữ một cách trôi chảy, có khối từ vựng đa dạng và có thể giao tiếp được với người Đức một cách dễ dàng.
III. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Đức
1. Phương pháp học tiếng Đức
- Khả năng học ngôn ngữ tự nhiên luôn sẵn có trong mỗi người. Những đứa trẻ sống trong môi trường ngôn ngữ nào sẽ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ ấy một cách tự nhiên. Điều này chứng tỏ, học tiếng Đức không hiệu quả do nguyên nhân từ cách dạy và cách tự học trong môi trường giáo dục chứ không phải do khả năng học hạn chế.
- Đa số các trung tâm chưa thật sự đầu tư vào hệ thống giáo dục hiệu quả để dạy kỹ năng thực hành ngôn ngữ như nghe, nói mà chỉ chú trọng đến kĩ năng làm bài thi viết. Phần lớn các thầy cô giáo dạy tiếng Đức hay các trung tâm tiếng Đức đều định hướng dạy luyện đề thi là chính. Nguyên nhân này góp phần làm chất lượng giáo viên dạy tiếng Đức thực hành giảm theo thời gian.
- Quy mô lớp học đông, không có công nghệ hỗ trợ thì giáo viên khó có thể dạy kỹ năng thực hành ngôn ngữ hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy lớp học tiếng Đức tối ưu chỉ nên dạy theo nhóm nhỏ từ 8-10 học viên.
- Nghiên cứu cho thấy nếu bạn dành nhiều thời gian tiếp xúc và sử dụng tiếng Đức trong thực tế, thì khả năng sử dụng tiếng Đức của bạn sẽ tốt hơn. Bạn có thể tham gia các khoá giao tiếp về văn hoá miễn phí ngoài giờ học hoặc tìm kiếm kết bạn với người bản xứ để tăng khả năng giao tiếp. Việc chọn trung tâm có phương pháp dạy với thời lượng giáo viên bản xứ cao là cách các bạn có cơ hội tiếp xúc tăng khả năng giao tiếp hiệu quả khi còn ở Việt Nam.
2. Động cơ và thái độ học tập của bạn
- Động cơ và thái độ học tập cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Theo Gardner động cơ bao gồm 4 yếu tố: mục đích cần đạt được trong hoạt động học tập, sự nỗ lực để đạt được mục đích, ước muốn đạt được thành công và thái độ đối với hoạt động học tập. Động lực học tiếng Đức của học sinh chủ yếu là học để vượt kỳ thi chứ chưa hướng đến kỹ năng thực hành ngôn ngữ trong thực tế. Vì thế các nên tự ý thức học đều các kĩ năng nghe-nói-đọc-viết từ trình độ tiếng Đức cho người mới bắt đầu (khoá A1). Đây cũng là tiêu chí lựa chọn một trung tâm có giờ giáo viên bản xứ nhiều thay vì học với giáo viên việt nam 100% thời gian.
- Trong lớp học ngoại ngữ, thái độ người học sẽ thể hiện thông qua các hoạt động dạy và học. Thái độ và động cơ của người học sẽ quyết định sự kiên trì của người học khi đương đầu với những thử thách hay khó khăn trong học tập. Yếu tố này có ảnh hưởng đến mức độ thành thạo ngôn ngữ của người học và luân phiên dẫn đến thành công hay thất bại trong việc phát triển ngôn ngữ. Nếu người học có động cơ và thái độ tích cực (do kết quả học tập mang lại), thì nó sẽ tiếp tục dẫn người học đến thành công. Ngược lại một động cơ và thái độ tiêu cực sẽ là rào cản cho sự phát triển ngôn ngữ của người học. Việc người học nhận thức được nhu cầu phải học tiếng Đức và vai trò của tiếng Đức trong tương lai có tác động đến sự thành công của họ.
3. Cách quản lý thời gian học hiệu quả
Mỗi giây trôi qua không bao giờ lấy lại được. Vì vậy trước khi làm việc gì bạn nên có kế hoạch cụ thể để quản lý thời gian một cách khoa học nhất, tránh bị lãng phí thời gian một cách vô bổ. Vậy thời gian quan trọng thế nào và làm sao để có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả!?!
+ Xác định mục tiêu và các công việc cần làm
- Xác định mục tiêu: Mục tiêu là bước đầu tiên quan trọng nhất mà bạn phải xác định trước khi bắt tay vào làm một công việc gì. Có mục tiêu rõ ràng với mốc thời gian hoàn thành cụ thể bạn sẽ dễ dàng theo dõi được tiến độ học tiếng Đức của bạn. Khi đó bạn sẽ làm chủ được thời gian và không để thời gian trôi một cách lãng phí. Ví dụ: bạn đặt mục tiêu sẽ hoàn thành chương trình tiếng Đức B1 trong vòng 8 tháng. Sau đó bạn sẽ chia nhỏ mỗi cấp độ cụ thể như: học A1 trong vòng 2 tháng, A2 trong vòng 2 tháng, B1 trong vòng 2,5 tháng và 1 tháng ôn tập luyện thi B1 và đăng kí thi. Từ đó bạn xác định cho mình lộ trình học là phải đăng kí các khóa học tiếng Đức cấp tốc và thời gian biểu tự học tiếng Đức ở nhà như thế nào để đạt được đúng lộ trình mà bạn đã đặt ra.
- Liệt kê những công việc cần làm: Liệt kê ra danh sách những công việc cần phải làm trong ngày, trong tuần và trong tháng. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý được quỹ thời gian quý giá của mình. Bạn sẽ không phải mất thời gian nhớ xem mình phải làm việc gì trong ngày hôm nay hoặc việc gì tiếp theo sau khi hoàn thành xong công việc nào đó.
+ Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
Sau khi có bảng danh sách chi tiết những phần phải học tiếng Đức thì mình sẽ chọn ra và sắp xếp thứ tự ưu tiên của việc học, phần nào quan trọng cần phải hoàn thành trước, phần nào có thể để lại sau. Việc sắp xếp kiểu này giúp bạn không phải vội vàng hay căng thẳng vì lỡ quên những việc quan trọng mà vẫn đảm bảo những công việc khác vẫn được giải quyết đúng thời hạn.
+ Tổng kết công việc vào cuối ngày
Trước khi kết thúc một ngày làm việc, bạn nên tổng kết lại công việc vào cuối ngày để xem bạn đã học được những gì và chưa làm được gì, bạn đã mất bao nhiêu thời gian cho những công việc đó và có thật sự hiệu quả hay không. Quỹ thời gian bạn dành cho những công việc đó đã thật sự khoa học chưa, nếu có chỗ nào chưa hợp lý hãy tìm ra lý do và khắc phục để những lần làm sau sẽ rút ngắn được khoảng thời gian vàng ngọc để dành cho việc khác. Ví dụ: Bạn nhận thấy là ngày hôm nay mình học vẫn chưa thuộc hết được danh sách các từ mới cô giao và chưa hoàn thành bài tập tiếng Đức ở nhà. Bạn tìm hiểu lí do tại sao? Có phải mình chưa thật sự tập trung trong thời gian tự học tiếng Đức ngày hôm nay? Hay thời gian biểu bạn chia cho việc học từ vựng ít quá nên không thể học kịp được hết danh sách từ tiếng Đức. Bạn hãy điều chỉnh lại thời gian biểu và phân chia việc học các kĩ năng trong ngày lại cho phù hợp và thử lại vào ngày hôm sau nhé!
+ Tính kỉ luật và nâng cao sự tự nhận thức của bản thân
- Người Nhật nổi tiếng nghiêm khắc trong công việc, nhưng chính sự nghiêm khắc đó đã mang đến cho họ những thành công. Việc tự học tiếng Đức của bạn cũng cần phải kỉ luật và kiên trì tạo thành thói quen học tập tốt trong thời gian dài.
- Không nói từ “không” dù không thích! Thật sự khó để có thể bắt đầu việc tự học tiếng Đức một cách nghiêm túc. Vì thế hãy tập nói “không” với sự lười biếng của bạn. Hãy vượt qua chính bản thân, cố gắng thêm một ít mỗi ngày. Sau một thời gian bạn sẽ dần quen với quĩ đạo học tiếng Đức và sẽ cảm thấy mỗi ngày học của mình hiệu quả càng cao hơn.
- Bạn hãy cố gắng nâng cao sự tự Nhận Thức của bản thân đối với mục tiêu học tiếng Đức. Kỷ luật phụ thuộc vào sự nhận thức có ý thức về những gì bạn đang làm và không làm. Bạn cần tự ý thức được hành vi vô kỷ luật của mình. Dần dần, bạn sẽ nhận thức được hành động sai trái trước khi thực hiện chúng. Điều này cho bạn cơ hội sửa chữa và hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày.
- Bạn hãy luôn nghiêm khắc với chính bản thân, thực hiện đúng thời gian biểu đã đề ra. Có thể thời gian đầu bạn cảm thấy khó khăn, nản chí nhưng hãy tập từ từ, bạn sẽ quen. Khi đó mọi thứ sẽ được theo ý và chắc chắn bạn sẽ thấy rằng bạn có nhiều thời gian hơn cho cuộc sống cũng như công việc, sẽ kết thúc tình trạng ngày nào cũng vội vàng lo chạy đua với thời gian nhưng mọi thứ lại không được như ý. Khi ngồi vào bàn học hãy nghiêm khắc tuân thủ lịch học tiếng Đức của bạn theo thời gian biểu để có thể học đều các kĩ năng nghe-nói-đọc-viết trong ngày. Việc học này cũng giúp bạn không bị học lệch kĩ năng, dẫn đến trượt 1 trong các kĩ năng khi thi bằng tiếng Đức B1 hoặc B2.
- Bạn không được để công việc hay sự vui chơi khác phá hỏng kế hoạch học tập đã được đặt ra. Hãy can đảm từ chối những lời mời gọi đi chơi hấp dẫn nếu bạn chưa hoàn thành chương trình học tiếng Đức theo thời gian biểu đã đặt ra. Hãy dời các cuộc hẹn vào cuối tuần! Đây là thời gian nghỉ ngơi hợp lí của bạn.
+ Rèn luyện độ tập trung khi học
Tập trung là cách rất tốt để bạn không lãng phí thời gian. Khi làm công việc gì đó bạn hãy tập trung tất cả sức lực và trí tuệ cho công việc, điều đó không chỉ đem lại kết quả công việc cao mà còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy sức tập trung của mỗi học viên khi học tiếng Đức là khác nhau. Vì vậy bạn hãy để ý và đo xem độ tập trung của mình dài bao lâu, 30 phút hay 45 phút hay dài hơn. Các chuyên gia khuyến cáo 45 phút là thời gian tối đa để một học viên bình thường có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Khi bạn không thể tập trung được nữa hãy giải lao ngắn 5-10 phút để thư giãn đầu óc. Bạn có thể đứng lên ra ngoài hít thở không khí trong lành, hoặc tập vài động tác thể dục trong phòng hay chỉ đơn giản là nghe một bản nhạc ưa thích.
+ Làm việc khoa học với Deadline
Để tiết kiệm thời gian, bạn nên lên thời gian cụ thể cho từng công việc như: xác định thời gian bắt đầu, thời gian cho từng bước thực hiện, thời gian kết thúc và tổng thời gian để hoàn thành công việc đó là bao lâu. Khi đó bạn sẽ có một bảng kế hoạch chi tiết và thời gian cụ thể, không sợ bị ảnh hưởng đến kết quả công việc và không bị lãng phí những khoảng thời gian quý giá. Nếu như bạn không hoàn thành được việc học trong khoảng thời gian quy định thì cứ hãy tạm dừng lại việc học kĩ năng đó và chuyển sang kĩ năng khác như trong thời gian biểu. Sau đó cuối ngày bạn sẽ quay lại làm nốt phần học chưa xong của mình. Và bạn hãy điều chỉnh lại thời gian biểu của mình cho kĩ năng này dài hơn một chút nhé!
+ Nơi học tập yên tĩnh
Nơi học tập cũng đóng một vai trò quan trọng không khác gì với thái độ học tập của bạn đâu nhé! Một nơi học tiếng Đức với khoảng không gian yên tĩnh, đủ không khí sẽ giúp cho não bộ hoạt động tối ưu nhất. Màu sắc của phòng học cũng tác động lớn đến khả năng ghi nhận của bộ não. Ví dụ màu xanh lá cây, trắng, vàng sẽ giúp não bộ thư thái, tràn đầy năng lượng khi học tập. Màu đỏ là màu không phù hợp với không gian học tập vì gây căng thẳng cho người học tiếng Đức.
4. Trình độ đầu vào của học viên
Trình độ đậu vào quyết định khả năng tiếp thu ngôn ngữ của bạn nhanh hay chậm. Trình độ của học viên cũng quyết định quan trọng trong việc áp dụng phương pháp học dạy và học nào cũng như tiến độ dạy của mỗi khoá học. Đối với các học viên có khả năng ngôn ngữ tốt như giỏi tiếng Anh hay giỏi một ngôn ngữ khác thì việc các bạn học tiếng Đức là một lợi thế vì 80% từ cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Đức là tương tự nhau. Các bài viết khoa học đã minh chứng rằng sinh viên nào có khả năng tiếng Anh đầu vào tốt thì tiến bộ nhiều hơn những sinh viên nào có trình độ đầu vào kém hơn. Tuy nhiên các trung tâm có thể khắc phục điều này bằng cách kiểm tra đánh giá đầu vào của học viên để chia các nhóm dạy phù hợp theo trình độ học viên. Ngoài ra các học viên có khả năng tiếp thu chậm hơn nên được hỗ trợ các giờ học phụ đạo ngoài giờ học chính để củng cố kiến thức cho các em. Việc lựa chọn một giáo trình phù hợp với trình độ đầu vào của học viên cũng không kém phần quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức của học viên học tiếng Đức, đặc biệt là các khoá học tiếng Đức cấp tốc.
5. Khả năng tự học của học viên
- Tự học có vai trò rất quan trọng đối với kết quả học tập và là yếu tố quan trọng nhất của chương trình học theo hệ thống tín chỉ (Trần Thanh Ái, 2013). Theo Little (2007), khả năng tự chịu trách nhiệm về việc học của bản thân người học ngoại ngữ quyết định sự thành công trong việc học ngoại ngữ đó. Hedge (2000) đã mô tả chi tiết khả năng này: đó là người học hiểu rõ nhu cầu và mục đích của mình, cố gắng đạt được mục tiêu đặt ra, biết khai thác nguồn liệu một cách độc lập, luôn năng động trong tư duy, biết điều chỉnh phương pháp học để cải thiện kết quả và biết quản lý thời gian học tập hợp lý.
- Nghiên cứu tìm thấy yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng lực tiếng Đức của học viên là sự chủ động khai thác nguồn liệu thông qua hoạt động đọc và nghe bên ngoài lớp học. Hầu hết đa số các học viên giành thời gian tự học tiếng Đức rất ít, trung bình mỗi ngày chỉ 2 giờ, học không có định hướng rõ ràng, không hiểu rõ cách học, hoặc không chủ động tìm kiếm các phương pháp học tập, ít tham gia vào các hoạt động rèn luyện thêm kĩ năng tiếng Đức ngoài giờ học trên lớp. Điều này có thể lí giải tại sao một số lượng học viên không nhỏ đã không tiến bộ sau khi đã trải qua một khoảng thời gian tương tự như bạn học của mình.
Để biết chính xác thông tin, mời quý phụ huynh và các em học sinh liên hệ với Trung tâm Dạy học tiếng Đức uy tín tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh qua Điện thoại, Zalo: 0842886161 để được tư vấn miễn phí.