-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Luật cơ bản và cuộc sống tại Đức
Hiến pháp của Đức tên là Luật cơ bản. Luật cơ bản bao gồm những qui định luật pháp và chính trị quan trọng nhất của cộng hòa liên bang Đức. Ví dụ như trong hiến pháp có nêu việc Đức là một quốc gia dân chủ. Điều đó có nghĩa là: Mỗi người đều có thể tham gia vào đời sống chính trị, ví dụ như tham gia các đoàn thể, phong trào, công đoàn hoặc đảng phái.
Những đảng phái chính trị có các chương trình và mục tiêu khác nhau. Những đảng phái lớn nhất ở Đức là SPD (Đảng dân chủ xã hội Đức), CDU (Đảng liên minh dân chủ thiên chúa giáo), Bündnis90/Die Grünen (Liên minh 90/Đảng Xanh), FDP (Đảng dân chủ tự do), AfD (Con đường khác cho nước Đức) và Die Linke (Đảng cánh trái). Và còn nhiều đảng phái nhỏ khác.
Trong hiến pháp cũng có nêu các quyền lợi và nghĩa vụ của công dân ở Đức. Những nghĩa vụ quan trọng nhất là giáo dục bắt buộc: Trẻ em và thanh thiếu niên ở Đức phải đi học. Tiếp đó là nghĩa vụ đóng thuế: Ai kiếm được tiền, người ấy phải đóng thuế. Và nghĩa vụ tuân theo pháp luật: Bất cứ ai cũng phải tuân theo luật pháp.
Dưới đây là những quyền quan trọng nhất:
Nhân phẩm con người: Ai cũng phải biết tôn trọng người khác.
Quyền bình đẳng: Tất cả mọi người đều có quyền như nhau. Ví dụ như phụ nữ và nam giới đều có quyền như nhau.
Quyền bình đẳng trước pháp luật: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Quyền tự do quan điểm: Mọi người đều được nói lên những gì mình nghĩ.
Tự do tụ họp: Mọi người có quyền gặp gỡ trong các nhóm.
Quyền tự do sống: Mọi người đều được sống và ở nơi họ muốn.
Quyền tự do nghề nghiệp: Mọi người được phép lựa chọn ngành nghề cho mình.
Những quyền khác là bảo vệ danh dự và gia đình, quyền bầu cử và quyền tự do tín ngưỡng.
Quyền bầu cử nêu rõ: Các công dân ở Đức được phép bầu cử cũng ứng cử. Việc bầu cử phải diễn ra bí mật, phổ cập và tự do. Có nhiều hình thức bầu cử như bầu cử châu Âu, bầu hạ nghị viện, bầu thượng nghị viện và bầu cử địa phương. Tất cả các công dân châu Âu đang sống ở Đức đều được tham gia bầu cử châu Âu và bầu cử địa phương. Thường thì khi họ đủ 18 tuổi. Ở một số tiểu bang, người ta có thể đi bầu cử địa phương từ khi 16 tuổi. Chỉ có các công dân Đức đủ 18 tuổi mới được bầu thượng nghị viện và hạ nghị viện. Ở nhiều nơi còn có các hội đồng hội nhập hoặc ban hội nhập. Thường thì các tổ chức này là do người nhập cư bầu ra. Các ban hội nhập đứng ra vì lợi ích của người di cư. Họ cũng trợ giúp trong những câu hỏi và vấn đề. Qua công tác này, họ muốn cải thiện việc chung sống giữa dân di cư và người Đức.
Quyền tự do tín ngưỡng nêu rõ: Mỗi người đều được phép tự do lựa chọn và tuân theo tôn giáo của mình. Khoảng 1/3 dân số Đức không có tín ngưỡng chính thức nào. Phần lớn người Đức theo đạo thiên chúa, theo đạo tin lành hoặc công giáo. Nhiều ngày lễ thiên chúa như Giáng sinh hoặc Phục sinh là những ngày nghỉ lễ pháp định, nghĩa là đa số mọi người không phải đi làm trong những ngày này. Ở Đức cũng có nhiều người theo đạo Hồi và các tôn giáo khác.
Trong các trường học thường có môn Tin lành hoặc Công giáo. Ở một số trường còn có cả môn Thiên chúa giáo, đạo do thái và đạo hồi. Phụ huynh có thể quyết định việc liệu con mình có học môn tôn giáo hay không và nếu có thì con họ sẽ học tôn giáo nào.
Ở Đức người ta có thể công khai xu hướng tình dục của mình. Có nghĩa là tình yêu đồng giới, tình dục lưỡng giới, chuyển giới, và liên giới tính là những sinh hoạt đời thường giống như tình dục khác giới. Ở Đức phong trào LGBTQ cũng đóng một vai trò quan trọng. Đây là cộng đồng của những người đồng tính nữ, người đồng tính nam, người lưỡng tính, người chuyển giới và những người giới tính không rõ ràng. Ở Đức, họ được bảo vệ. Ví dụ, biểu tượng của phong trào LGBT là lá cờ cầu vồng.
Trong hiến pháp cũng có nêu các quyền lợi và nghĩa vụ của công dân ở Đức. Những nghĩa vụ quan trọng nhất là giáo dục bắt buộc: Trẻ em và thanh thiếu niên ở Đức phải đi học. Tiếp đó là nghĩa vụ đóng thuế: Ai kiếm được tiền, người ấy phải đóng thuế. Và nghĩa vụ tuân theo pháp luật: Bất cứ ai cũng phải tuân theo luật pháp.
Dưới đây là những quyền quan trọng nhất:
Nhân phẩm con người: Ai cũng phải biết tôn trọng người khác.
Quyền bình đẳng: Tất cả mọi người đều có quyền như nhau. Ví dụ như phụ nữ và nam giới đều có quyền như nhau.
Quyền bình đẳng trước pháp luật: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Quyền tự do quan điểm: Mọi người đều được nói lên những gì mình nghĩ.
Tự do tụ họp: Mọi người có quyền gặp gỡ trong các nhóm.
Quyền tự do sống: Mọi người đều được sống và ở nơi họ muốn.
Quyền tự do nghề nghiệp: Mọi người được phép lựa chọn ngành nghề cho mình.
Những quyền khác là bảo vệ danh dự và gia đình, quyền bầu cử và quyền tự do tín ngưỡng.
Quyền bầu cử nêu rõ: Các công dân ở Đức được phép bầu cử cũng ứng cử. Việc bầu cử phải diễn ra bí mật, phổ cập và tự do. Có nhiều hình thức bầu cử như bầu cử châu Âu, bầu hạ nghị viện, bầu thượng nghị viện và bầu cử địa phương. Tất cả các công dân châu Âu đang sống ở Đức đều được tham gia bầu cử châu Âu và bầu cử địa phương. Thường thì khi họ đủ 18 tuổi. Ở một số tiểu bang, người ta có thể đi bầu cử địa phương từ khi 16 tuổi. Chỉ có các công dân Đức đủ 18 tuổi mới được bầu thượng nghị viện và hạ nghị viện. Ở nhiều nơi còn có các hội đồng hội nhập hoặc ban hội nhập. Thường thì các tổ chức này là do người nhập cư bầu ra. Các ban hội nhập đứng ra vì lợi ích của người di cư. Họ cũng trợ giúp trong những câu hỏi và vấn đề. Qua công tác này, họ muốn cải thiện việc chung sống giữa dân di cư và người Đức.
Quyền tự do tín ngưỡng nêu rõ: Mỗi người đều được phép tự do lựa chọn và tuân theo tôn giáo của mình. Khoảng 1/3 dân số Đức không có tín ngưỡng chính thức nào. Phần lớn người Đức theo đạo thiên chúa, theo đạo tin lành hoặc công giáo. Nhiều ngày lễ thiên chúa như Giáng sinh hoặc Phục sinh là những ngày nghỉ lễ pháp định, nghĩa là đa số mọi người không phải đi làm trong những ngày này. Ở Đức cũng có nhiều người theo đạo Hồi và các tôn giáo khác.
Trong các trường học thường có môn Tin lành hoặc Công giáo. Ở một số trường còn có cả môn Thiên chúa giáo, đạo do thái và đạo hồi. Phụ huynh có thể quyết định việc liệu con mình có học môn tôn giáo hay không và nếu có thì con họ sẽ học tôn giáo nào.
Ở Đức người ta có thể công khai xu hướng tình dục của mình. Có nghĩa là tình yêu đồng giới, tình dục lưỡng giới, chuyển giới, và liên giới tính là những sinh hoạt đời thường giống như tình dục khác giới. Ở Đức phong trào LGBTQ cũng đóng một vai trò quan trọng. Đây là cộng đồng của những người đồng tính nữ, người đồng tính nam, người lưỡng tính, người chuyển giới và những người giới tính không rõ ràng. Ở Đức, họ được bảo vệ. Ví dụ, biểu tượng của phong trào LGBT là lá cờ cầu vồng.
Từ 01.10.2017 các cặp đồng giới tính ở Đức được phép kết hôn với mọi quyền và nghĩa vụ. Điều này có nghĩa: ví dụ họ được phép nhận con nuôi giống như các cặp vợ chồng khác giới nếu đáp ứng được các điều kiện cần thiết.
Tổng hợp